Học điện công nghiệp xin việc dễ hay khó?

Thời gian vừa qua, trên một vài trang mạng xã hội đưa ra thông tin về các ngành không nên học tại Việt Nam khiến cho nhiều bậc phụ huynh và học sinh có tâm lý khá hoang mang, đặc biệt tại thời điểm khi các em chuẩn bị bước vào kỳ thi cao đẳng, đại học. Bởi tâm lý hầu hết các em đều chung mong muốn khi ra trường, có một công việc phù hợp với mức thu nhập ổn định.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, thì những nhận định trên mạng xã hội như vậy là hoàn toàn thiếu khách quan vì thực tế ngành nào cũng có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, trong nội bộ từng ngành, từng giai đoạn sẽ có sự chuyển đổi cấu trúc nhân lực. Ngành Điện công nghiệp cũng là một trong những ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem liệu sinh viên theo học ngành điện công nghiệp ra trường kiếm việc làm dễ hay khó tại bài viết dưới đây.

Với ngành Điện công nghiệp, Nhà trường có chương trình đào tạo theo mô hình Goertek 1+1+1

Ngành điện công nghiệp học những gì?

Để trở thành kỹ sư thực hành ngành điện công nghiệp thì cần phải học thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo duỡng, sửa chữa hệ thống điện tự động hóa và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Học ngành điện công nghiệp ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành bao gồm:

  • Tháo lắp, sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
  • Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện tự động hóa;
  • Nhân viên cài đặt, lập trình PLC. Vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tiến các hệ thống sản xuất tự động;
  • Làm việc trong phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện, phát triển dự án;
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), quản lý sản xuất tại các dây chuyền trong phân xưởng Điện-Điện tử;
  • Có khả năng tự lập nghiệp, thành lập các công ty kinh doanh dịch vụ, cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ về điện công nghiệp.
Các sinh viên Khóa 2 đang thi thực tập tại Công ty TNHH KHKT Goertek Vina

Học ngành điện công nghiệp có dễ xin việc?

Theo báo Vneconomy đưa tin, trong 10 năm tới Việt Nam dự kiến quy hoạch tăng thêm 115.000ha đất dành cho khu công nghiệp, với khoảng 558 khu công nghiệp trên cả nước, tức Việt Nam sẽ có số khu công nghiệp gấp gần 1,5 lần so với số lượng hiện nay…Trong khi đó nhu cầu sử dụng điện có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt tại các Nhà máy, Khu công nghiệp. Như vậy, việc gia tăng số lượng các khu công nghiệp, các nhà máy sẽ mở ra cơ hội việc làm vô cùng triển vọng cho các sinh viên khi theo học ngành điện công nghiệp.

Với những chia sẻ vừa rồi Trường Cao đẳng Lý Thái Tổ (LIC) hy vọng rằng sẽ giúp các bạn học sinh tự tin hơn trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định đúng đắn về ngành nghề tương lai của mình.