công nghệ ô tô
Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh và liên tục, do đó nhiều năm qua ngành Công nghệ ô tô được đưa vào danh mục các ngành có về nhu cầu vượt trội về lao động, và nhanh chống dẫn đầu xu thế lựạ chọn ngành học cho nhiều bạn trẻ. Vậy thông tin sơ bộ về ngành Công nghệ Ô tô sẽ được cung cấp ngay dưới đây cho các bạn trẻ quan tâm đến ngành Công nghệ Ô tô của Trường Cao đẳng Lý Thái Tổ dễ dàng hơn khi đưa ra lựa chọn của mình.
- Ngành Công nghệ Ô tô là gì?
Công nghệ Ô tô là ngành học tích hợp đa dạng khối kiến thức của nhiều lĩnh vực như: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy, khai thác và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô.
- Ngành Công nghệ Ô tô học gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ Ô tô được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về cơ khí ô tô; máy động lực; hệ thống truyền động – truyền lực; cơ cấu khí; hệ thống điều khiển tự động trên ô tô; động cơ đốt trong; tính toán ô tô; hệ thống điện – điện tử ô tô; công nghệ chẩn đoán; sửa chữa và kiểm định ô tô; hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô…
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công nghệ Ô tô mà sinh viên được học như: động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô…
Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
- Học ngành Công nghệ Ô tô ra trường làm gì?
Công việc ở các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô: Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng sản xuât, Trưởng phòng kế hoạch và chiến lược, Trưởng phòng thiết kế…
Công việc ở các trạm bảo dưỡng, sửa chữa: giám sát các nhân viên kỹ thuật, tiếp nhận khách hàng, trực tiếp sữa chữa, bảo trì, tư vấn khách hàng về kỹ thuật, dịch vụ bảo dưỡng…
Công việc ở các trạm đăng kiểm: làm công tác quản lý, trực tiếp đóng vai trò đăng kiểm viên.
Công việc giảng dạy kỹ thuật: tham gia công tác giảng dạy kỹ thuật ở các trường dạy nghề, Cao đẳng Kỹ thuật; làm trợ giảng ở các trường Đại học Kỹ thuật, v.v…
Công việc ở các lĩnh vực khác: dầu khí, trạm phát điện, máy công trình, tàu thủy…